Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt trên nền tảng mạng xã hội, và sự phát triển vượt bậc của ngành sáng tạo nội dung, thì việc vận dụng các xu hướng marketing mới trước cả khi nó trở thành trào lưu, là yếu tố tiên quyết trong quá trình phát triển thương hiệu. Bạn sẽ không có nhiều cơ hội để được chú ý, hay yêu mến nếu là người chậm chân trong một thế giới thông tin vũ bão như hiện tại.
Xu hướng marketing là gì và tầm quan trọng đối với doanh nghiệp
Xu hướng marketing là những phương pháp, công cụ làm marketing sao cho hiệu quả. Nó phải mang tính sáng tạo và đáp ứng với việc thay đổi hành vi của người dùng, cũng như điều kiện thị trường ở một thời điểm nhất định.
Những xu hướng này có thể liên quan đến kênh, chiến lược hay phương pháp tiếp cận. Một xu hướng marketing sẽ chiếm ưu thế trong một khoảng thời gian dài từ 2-5 năm, hoặc chỉ trong 1 năm.
Việc hiểu biết, thành thạo và áp dụng đúng xu hướng vào chiến lược marketing sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với thị trường tốt hơn ở cả trong nước và quốc tế. Nó đặc biệt hữu ích với những ai dự định mở rộng bán hàng xuyên biên giới và phát triển mạnh thương mại điện tử.
Top xu hướng marketing nổi bật
Hãy cùng mSale365 điểm qua hàng loạt xu hướng marketing được dự đoán sẽ trở nên nổi bật vào năm 2025-2026, để có sự chuẩn bị tốt nhất ngay từ bây giờ.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI đúng cách
Người làm marketing hiện đại ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI). Từ những năm 2020 – 2024, AI đã hoạt động như một người trợ lý, giúp con người thực hiện các công việc marketing tốt hơn và nhanh hơn rất nhiều so với làm thủ công. Nền tảng công nghệ AI có thể đảm bảo được những tác vụ cơ bản của marketing, và thậm chí còn hỗ trợ đắc lực trong các công việc đòi hỏi tính nghiệp vụ cao như sáng tạo nội dung, phân tích dữ liệu, viết code, sẽ giúp marketer có thêm nhiều thời gian và tâm trí tập trung vào việc lên kế hoạch, chiến lược phù hợp.
Khi ChatGPT được ra mắt vào cuối năm 2022, hầu hết người dùng đều coi đó là một cách để tạo nội dung nhanh nhất. Vì vậy, họ nhanh chóng đẩy nhanh tốc độ sản xuất nội dung lên rất nhiều. Tuy nhiên, nó cũng còn một số điểm yếu nhất định như nội dung khá máy móc, không thân thiện với độc giả hoặc trả về dữ liệu sai lệch.
Để đối phó, Google đã tung ra một loạt các bản cập nhật giúp phát hiện và hạ điểm những website lạm dụng nội dung viết bằng AI. Nếu bạn sử dụng quá nhiều nội dung do AI tạo ra mà không thực hiện các chỉnh sửa, kiểm chứng lại thông tin trong bài, Google sẽ đánh giá webiste của bạn có yếu tố con người thấp và đương nhiên sẽ hạ điểm website đó trong phần kết quả của công cụ tìm kiếm.
Ngoài nội dung, đây là một số cách khác mà người làm marketing có thể tận dụng AI trong thời gian tới.
- Phân loại khách hàng thành các nhóm riêng biệt, theo sở thích, nhân khẩu học và hành vi, để khi chạy quảng cáo có thể nhắm mục tiêu chính xác hơn
- Phân tích các bộ dữ liệu lớn để dự đoán về hành vi của khách hàng và thị trường
- Phân tích những gì khách hàng đang nói về thương hiệu trên MXH
- Xem xét dữ liệu khách hàng hiện có để xác định những vấn đề mà họ đang gặp phải và đề xuất hướng giải quyết
- Tạo các đoạn code giúp chỉnh sửa website đơn giản mà không cần tới các nhân viên lập trình.
Công nghệ AI cũng đã trở thành một phần không thể thiếu trong các hệ thống CRM hiện đại, thứ được xem như “cánh tay phải” của người làm marketing. Một CRM được tối ưu cho marketing, tiêu biểu có thể kể đến mSale365, đã được tích hợp rất nhiều tính năng nhờ sự tham gia của AI bao gồm:
- Chatbot và trợ lý ảo
- Phân tích dự đoán các xu hướng về sales và marketing
- Cá nhân hóa email tự động
- Dự báo bán hàng online
Tập trung vào nội dung chất lượng cao
Thời 5-10 năm trước đây, một nội dung được gọi là “chất lượng cao” đồng nghĩa với việc nó phải cực kỳ hoàn hảo, chau chuốt. Nhưng giờ đây, người dùng ngày càng có phản ứng tiêu cực với những đoạn quảng cáo quá bóng bẩy hay nói lố về sản phẩm, dịch vụ. Khách hàng cho rằng những nội dung quảng cáo như thế thường không trung thực và đang lừa dối người tiêu dùng.
Vì vậy, người dùng ngày nay có xu hướng tìm đến các nền tảng mạng xã hội, nơi họ có thể nhận được nội dung thật về một vấn đề, hay sản phẩm nào đó. Ngoài ra, sự bùng nổ của các hình thức bán hàng qua MXH mới như Threads, Facebook Live, Tiktok Shop, Tiktok Live cũng là nguyên nhân khiến khách hàng trở nên khó tính và nhạy cảm hơn với bất kỳ nội dung nào bạn đưa ra về sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Từ 10 năm trước, Google đã đưa ra gợi ý về khung chuẩn dành cho nội dung, đó là EAT. EAT là viết tắt của 3 cụm từ Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness (Chuyên môn, Tính thẩm quyền và Độ tin cậy). Khung tiêu chuẩn này giờ đây vẫn còn có giá trị, nhưng Google đã thêm một chữ E bổ sung vào và biến nó thành EEAT. Trong đó E là viết tắt của Experience – Trải nghiệm.
Điều này rất quan trọng vì AI sẽ không bao giờ có được trải nghiệm thực tế như một con người. Vì vậy, hãy luôn đảm bảo nội dung của bạn được lồng ghép những trải nghiệm thật từ người dùng, KOLs hay chuyên gia.
Một số gợi ý để có nội dung chất lượng hơn và dễ dàng được khách hàng đón nhận:
- Phỏng vấn các chuyên gia về chủ đề xoay quanh sản phẩm, nhằm thu thập những kiến thức, thông tin giá trị mà bạn không thể tìm thấy ở nơi khác
- Thêm các ví dụ, cách dùng liên quan đến sản phẩm để đem đến cảm hứng cho khách hàng
- Khuyến khích người dùng sản xuất nội dung dựa trên trải nghiệm thực tế về sản phẩm
- Viết các bước sử dụng sản phẩm và đưa ra lời khuyên thiết thực
- Đầu tư vào phần âm thanh, giọng lồng tiếng khi làm nội dung video
- Duy trì ngữ điệu nhất quán và phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau trên mỗi kênh khác nhau
Cuộc đua đầu tư mạnh mẽ vào Influencer Marketing
Influencer Marketing không phải là phương pháp mới, nhưng trong thời gian tới đây, các thương hiệu sẽ có xu hướng chuyển sang làm việc với KOLs, KOC nhỏ thay vì dùng những ngôi sao hạng A giá cao. Sử dụng KOLs, KOC nhỏ nhưng có tệp followers phù hợp với sản phẩm sẽ tạo ra tỷ lệ tương tác, chuyển đổi mua hàng cao hơn với mức chi phí thấp hơn.
Nếu muốn tăng tỷ lệ lợi tức đầu tư (ROI) với các chiến dịch Influencer Marketing, bạn cần chọn được người ảnh hưởng có followers giống với đối tượng khách hàng mục tiêu đã được xác định trước của sản phẩm.
Những lưu ý để có một chiến dịch Influencer Marketing thành công giai đoạn tới:
- Lựa chọn KOLs, KOCs phù hợp với sản phẩm
- Kiểm soát nội dung đăng tải của người ảnh hưởng
- Tận dụng các MXH mới và tiềm năng
- Ngôn từ nên gần gũi, trẻ trung, phù hợp với cả những tệp khách hàng trẻ
- Đo lường liên tục hiệu quả chuyển đổi của chiến dịch để có sự điều chỉnh phù hợp
- Trung thực về sản phẩm vì điều này dễ gây phản ứng ngược và hủy hoại hình ảnh thương hiệu
Sự phát triển của Marketing Partnership
Marketing Partnership là phương pháp tiếp thị dựa trên mối quan hệ của thương hiệu với một thương hiệu khác. Đặc biệt, các công ty cùng ngành ngày nay thay vì coi nhau là đối thủ cạnh tranh một mất một còn, họ chuyển sang tìm giải pháp hợp tác để cả hai cùng phát triển và thu về lợi nhuận.
Một số cách tiếp cận với phương pháp Marketing Partnership có thể kể đến như đồng sản xuất và đồng quảng bá sự kiện, hội thảo trực tuyến; xuất hiện với tư cách khách mời trên podcast của nhau; cộng tác trên các báo cáo chuyên ngành; chia sẻ lẫn nhau nội dung trên MXH.
Những lợi ích lớn của phương pháp Marketing Partnership:
Tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng (leads) hơn: Hợp tác với các công ty khác trong ngành cho phép doanh nghiệp bạn tiếp cận với tệp khách hàng tiềm năng của họ. Điều này có thể đưa thương hiệu đến gần với những người có khả năng mua.
Kết nối với người có chuyên môn cao trong ngành: Xây dựng quan hệ đối tác tốt sẽ mang đến cơ hội kết nối với những người lãnh đạo các doanh nghiệp cùng ngành. Đây là việc giúp cho cả quản lý của phía doanh nghiệp bạn lẫn nhân viên cấp dưới có thể giao lưu, mở rộng mối quan hệ và cập nhật thông tin về thị trường mình đang làm việc.
Tận dụng nhiều nguồn tài nguyên hơn: Việc cộng tác với các công ty khác có thể giúp người làm marketing tiếp cận với những nguồn tài nguyên, dữ liệu mà đối tác đang sử dụng trong việc quảng cáo, tiếp thị.
Sự bùng nổ “User generated content”
Từ năm 2025, chúng ta sẽ thấy nội dung về sản phẩm do người dùng tạo ra (User generated content) nhiều hơn cả nội dung do doanh nghiệp hay agency sản xuất. Đồng thời, khách hàng tiềm năng sẽ tin tưởng những video này hơn là các mẫu quảng cáo từ chính thương hiệu.
Việc thúc đẩy người dùng làm video là giải pháp rất hiệu quả về chi phí bởi doanh nghiệp gần như không phải chi tiêu bất cứ khoản tiền nào để sản xuất. Tuy nhiên, dưới vai trò là người nắm mảng marketing, bạn cần có chiến lược điều hướng, quản lý các video dạng này để không rơi vào một cuộc khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra nếu sản phẩm bị chơi xấu, hoặc gặp tai nạn nào đó về chất lượng.
Một vài phương pháp sử dụng chiến lược User generated content:
Cho khách hàng cơ hội phản hồi: Đôi khi, chỉ cần thêm một form đánh giá vào app, email hay hóa đơn sản phẩm sau khi mua hàng, bạn sẽ nhận lại vô số feedback miễn phí của khách và chúng chính là nội dung marketing cực kỳ hiệu quả, hơn bất cứ hình thức khác nào.
Chương trình quà tặng: Bạn có thể mời khách hàng tham gia chương trình chia sẻ cảm nhận, hay làm video về sản phẩm để nhận được các phần quà có giá trị.
Những câu hỏi thưởng gặp
Làm gì để đón đầu xu hướng marketing mới nhất cho 2025?
Là người làm marketing, bạn cần cập nhật mọi báo cáo mới của các công ty chuyên nghiên cứu thị trường, đồng thời ứng dụng công cụ hỗ trợ marketing trong việc lên chiến lược và thực thi các hoạt động trong thời gian sắp tới.
Nội dung dạng nào sẽ chiếm ưu thế trong thời gian tới?
Video ngắn và text ngắn sẽ là 2 nội dung chiếm ưu thế.
Kỹ năng nào là quan trọng nhất của người làm marketing giai đoạn 2025-2026?
Phân tích thị trường, ứng dụng AI và hoạch định ngân sách là những kỹ năng rất cần thiết đối với người làm marketing giai đoạn tiếp theo.
Kết luận
Cho dù bạn là một Marketing Manager hay chủ doanh nghiệp, thì việc tìm hiểu và nghiên cứu các xu hướng marketing cũng là điều vô cùng quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp có những cái nhìn đúng đắn, đón đầu trào lưu và đi trước mọi đối thủ cạnh tranh.
Với mSale365, chiến lược marketing của bạn sẽ được định vị, đo lường và tối ưu một cách tốt nhất. Khám phá công cụ CRM thông minh của mSale365 bằng cách đăng ký tư vấn tại đây.
- AI Marketing: Xu Hướng Tất Yếu và Hành Trang Cho Marketer Hiện Đại
- Top 7 Bí Quyết Để Cấu Trúc Bộ Phận Dịch Vụ Khách Hàng Của Bạn
- 3 Xu Hướng Digital Marketing đỉnh cao trong năm 2024
- Hệ thống CRM – “Chìa khóa” thúc đẩy kinh doanh thời đại số
- Số liệu thú vị về CRM: thị trường, tỉ lệ sử dụng, tính năng, lợi ích sử dụng và hoài nghi