Khi mà mạng xã hội, internet chưa trở nên phổ biến thì khái niệm PR (Public Relations) chỉ được nhắc tới ở những doanh nghiệp lớn. Giờ đây, với sự can thiệp mạnh mẽ của digital, các phương thức PR ngày càng đa dạng và phổ biến với nhiều doanh nghiệp. Cơ hội việc làm của nghề PR cũng ngày càng được mở rộng. Vậy bạn có thắc mắc chiếc CV của một chuyên viên quan hệ công chúng sẽ gồm những yếu tố gì?

TÓM LƯỢC

Làm PR (Public Relations) là làm gì? Bạn có thể tìm được vô số khái niệm trên internet và trong các loại sách báo. Tuy nhiên:

Trong Marketing & Communication, PR là sự truyền thông của doanh nghiệp/ thương hiệu đến khách hàng và các bên liên quan, nhằm gây dựng danh tiếng và đạt được mục tiêu kinh doanh.  

Nói dễ hiểu hơn, PR là hoạt động làm cho người khác nói tốt về doanh nghiệp/ thương hiệu bạn. “Người khác” ở đây là ai? Cụ thể, PR cho một doanh nghiệp, thương hiệu nhắm đến những đối tượng như:

▪️ Nhà nước, các tổ chức Chính phủ

▪️ Các tổ chức phi Chính phủ

▪️ Báo chí

▪️ Khách hàng, người tiêu dùng

▪️ Nhân viên, người lao động của chính doanh nghiệp đó

▪️ Đối tác, nhà cung cấp

▪️ Nhà tài trợ, nhà đầu tư, cổ đông

▪️ …

Người làm PR sẽ phân tích xem đâu là người có thể tác động đến “khách hàng” của của họ. Sau khi phát hiện đối tượng cần nhắm đến thì họ dùng kiến thức về truyền thông để truyền tải thông điệp tạo được “chất keo – niềm tin” kết dính khách hàng về nhãn hàng của mình.

Hoạt động PR thường bao gồm:

▪️ Planning: Hoạch định chiến lược, chiến dịch PR
▪️ Execution: Quan hệ báo chí, quan hệ influencers, tổ chức họp báo, viết thông cáo báo chí, xử lý khủng hoảng…

Đó là lý thuyết. Thực tế hơn nữa, chẳng hạn như khi bạn phân vân nên ra rạp xem gì? Những bài báo, bình luận, những nhận xét trên các cộng đồng, hội nhóm trên mạng xã hội, những khen chê của chính người thân, bạn bè của bạn về bộ phim… ắt hẳn sẽ ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Đó chính là cách những người làm PR tác động đến hành vi của bạn.

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP

“Em mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm ạ.”

Đúng là các bạn mới tốt nghiệp thường rất khó qua khỏi ải phỏng vấn “kinh nghiệm làm việc của em như thế nào?”. Đừng vì thế mà nản, hãy mạnh dạn nộp đơn làm thực tập sinh cho những công ty chuyên về PR và giữ được sự tò mò, hứng thú với nghề. Nếu chưa thể trang bị một kinh nghiệm dày, hãy trang bị một thái độ tốt.

“Em nên làm PR in-house hay PR ở agency?”

Trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng thì bạn cần cân nhắc các điểm khác biệt giữa PR in-house hay agency:

▪️ PR ở Agency:

PR executive phải có khả năng xử lý nhiều công việc cùng một lúc.

Bạn sẽ được đảm nhận nhiều nhiệm vụ từ các khách hàng khác nhau.

Agency sẽ mang lại sự đa dạng trong công việc giúp bạn phát huy được sự linh hoạt, sự thích nghi trong từng dự án. Để rồi, bạn sẽ có bản lĩnh và đa dạng góc nhìn trong nghề.

▪️ PR ở In-house:

Bạn sẽ hiểu rất rõ về sản phẩm/ dịch vụ của công ty mình.

Công việc ở in-house tập trung vào 1 mảng hơi hẹp nhưng bạn sẽ được phát triển rất sâu trong lĩnh vực của công ty bạn.

Bạn còn hiểu về định hướng danh tiếng lâu dài của thương hiệu, doanh nghiệp của mình, học về quản lý nhân sự, bài toán chi phí (lãi, lỗ…).

Lộ trình bình thường mà ai cũng sẽ phải đi qua trong ngành PR là Intern -> Executive -> Manager. Tuy cột mốc chỉ có 3 nhưng khoảng cách giữa các cột mốc là rất xa nhưng nếu không bước từng bước thì sẽ mãi không tới đâu.

KỸ NĂNG

“Để làm PR tốt cần mối quan hệ rộng?”

Về mặt ngữ nghĩa thì mối quan hệ “rộng” rất cần thiết và cũng là vai trò của người làm PR. Các mối quan hệ của người làm PR rất đa dạng, từ cơ quan ban ngành, báo chí cho đến người tiêu dùng để hỗ trợ cho mục tiêu của nhãn hàng.

Nhưng bạn chân ướt chân ráo vào nghề thì hãy tập trung kỹ năng con người và kỹ năng chuyên môn.

Kỹ năng con người:

▪️ Chịu áp lực công việc

Trong môi trường áp lực cao như PR, khả năng có nhiều dự án cùng 1 lúc là điều hiển nhiên và bạn cần thích nghi để thay đổi, đáp ứng được nhiều công việc khác nhau và deadline gấp. Đương nhiên, những bạn ưa thử thách và lì lợm sẽ nhanh chóng thích nghi và thăng tiến trong công việc.

▪️ Tạo dựng mối quan hệ

Mối quan hệ đến từ đâu? Thật ra, nó có ngay từ chính bản thân của mỗi người và những người xung quanh. Trong phòng ban, bạn đã giao lưu với đồng nghiệp, tương tác với khách hàng hằng ngày. Mỗi người đều có những cách của riêng mình nhưng bạn không nên đặt lợi ích của mình lên trước. Làm việc với báo chí hay cơ quan ban ngành là 1 mối quan hệ lâu dài luôn cho và nhận để đem lại lợi ích cho hai bên.

Người hướng nội có làm PR được không cũng là một bài viết thú vị mà hẳn nhiều bạn sẽ quan tâm.

Kỹ năng chuyên môn:

▪️ Kỹ năng viết:

“Em làm PR nhưng em viết rất yếu.” Đó là nỗi khổ của nhiều bạn mới vào ngành. Có thể nói viết là một đầu việc khó mà “né tránh” một khi bạn đã dấn thân vào nghề PR. Viết thông cáo báo chí, viết bài PR, viết nội dung mạng xã hội, viết kịch bản phỏng vấn, viết pitching email…

Bạn mới lon ton vào nghề thì đây là kỹ năng cần phải nghiêm túc hoàn thiện.

Đương nhiên, không phải 1 hoặc 2 ngày là viết ngon lành được. Bên cạnh nỗ lực ngày đêm thì bạn sẽ cần môi trường và lời khuyên từ các chuyên gia trong ngành để rút ngắn thời gian. Tham khảo ngay khóa WRITING FOR IDEAS của AIM Academy để “lên tay” trong việc viết và lên ý tưởng nhé.

▪️ Kỹ năng thuyết trình:

Nói trước công chúng không phải nhiệm vụ dễ dàng. Chuyên viên PR phải rèn luyện kỹ năng liên kết những tư duy và ý tưởng của bản thân với thông điệp cần truyền tải từ công ty/ thương hiệu họ trước công chúng.

▪️ Kỹ năng giải quyết khủng hoảng:

Khủng hoảng là điều mà hầu hết chúng ta không muốn nghe tới. Nhưng đôi khi, bạn có muốn nó cũng không tới và bạn không muốn nó vẫn sẽ tới. Biết chính xác khi nào nó xuất hiện thì không thể, vì bản chất của khủng hoảng là xảy ra vô cùng bất ngờ. Nhưng nếu một doanh nghiệp vốn luôn làm tốt các hoạt động PR, có mối quan hệ thân thiết với báo chí, có tiếng nói đối với cộng đồng, thì sẽ chủ động hơn trong việc xử lí khủng hoảng. Hãy học hỏi từ các case study để có hiểu biết và kinh nghiệm với những trường hợp đó.